English

AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

An toàn sinh học là việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi.

Để thực hiện được điều này, người chăn nuôi cần phải chấp thuận hàng loạt sự thay đổi về thái độ và hành vi của mình để giảm nguy cơ lây nhiễm trong tất cả các hoạt động liên quan đến gia cầm, và các sản phẩm gia cầm.

Các biện pháp An toàn sinh học cần được chú trọng và coi là một phần công việc hàng ngày của người chăn nuôi.

Ba yếu tố cơ bản của An toàn sinh học:

1. Giữ khoảng cách và kiểm soát ra vào.

Giữ khoảng cách hoặc cách ly có nghĩa là tạo ra khoảng cách để giữ cho gia cầm, giữ cho các trại chăn nuôi gia cầm không bị nhiễm bệnh bằng cách tránh xa những nguồn lây nhiễm (gia cầm ốm, chết, gia cầm mang trùng, con người, thức ăn nước uống, chất thải chăn nuôi, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, động vật khác...)

Giữ khoảng cách và kiểm soát tốt ra vào được cho là biện pháp đầu tiên và có hiệu quả tốt nhất để đạt được mức độ ATSH cao. Nếu mầm bệnh không thâm nhập được vào chuồng nuôi gia cầm, thì không thể xảy ra sự lây nhiễm.

Các việc cần làm để đảm bảo việc giữ khoảng cách:

  • Các trại nuôi gia cầm cần cách xa nhau, cách xa khu dân cư, cơ sở công cộng.
  • Các trại chăn nuôi cần có hàng rào, có cổng luôn đóng, có biển hiệu để hạn chế người ra vào.
  • Khu chăn nuôi, chuồng nuôi và bãi chăn cần bố trí hợp lý, có hố sát trùng ở cổng ra vào.
  • Cách ly gia cầm mới mua về, gia cầm ốm và nghi ốm.
  • Có nơi chứa và xử lý chất thải riêng, cách biệt khu chăn nuôi.
  • Có nơi chưa thức ăn và dụng cụ chăn nuôi.
  • Kiếm soát sự ra vào của ngưới chăn nuôi, khách viếng thăm, bao gồm người buôn bán, vận chuyển hành hóa, và thú y viên.
  • Kiểm soát và khống chế động vật khác ra vào trại chăn nuôi.
  • Kiểm soát con giống và việc vận chuyển giống.
  • Áp dụng cùng vào cùng ra.


Đàn gà của anh Chu Văn Thành - Thái Nguyên, sử dụng 100% cám của công ty Anova Feed

2. Giữ vệ sinh. 

Giữ vệ sinh có nghĩa là quét dọn và làm sạch thường xuyên hoặc định kỳ.

Để đảm bảo việc giữ vệ sinh cần:

  • Quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng hàng ngày.
  • Sử dụng dụng cụ cọ rửa và nước để làm sạch những dụng cụ nhỏ như ủng, giày dép,  dụng cụ chăn nuôi ...
  •  Dùng bơm cao áp rửa sạch xe cộ, nền, tường của chuồng nuôi, nhà nuôi.
  •  Việc rửa bằng chất tẩy rửa hoặc chất sát trùng sẽ cho hiệu quả diệt trùng cao hơn.

Để đảm bảo vệ sinh cá nhân phòng chống lây nhiễm cần:

  • Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm và các nguồn lây bằng xà phòng và nước sạch.
  • Bố trí ủng và quần áo bảo hộ lao động chuyên biệt cho khu vực nuôi; ngay tại chỗ ra vào để tiện sử dụng

3. Chủ động tiêu diệt mầm bệnh bằng vệ sinh và khử trùng

Là việc dùng các hóa chất sát trùng với nồng độ đảm bảo để tiêu diệt mầm bệnh. Có rất nhiều chất sát trùng có thể diệt mầm bệnh, với điều kiện:

  • Được sử dụng đúng nồng độ (như nhà sản xuất khuyến cáo)
  • Tiếp xúc đủ lâu với bề mặt cần khử trùng đã được vệ sinh, làm sạch

Mầm bệnh rất nhỏ, thường ẩn chứa bên trong các chất bẩn, vật dụng và dễ bị che phủ đi bởi các chất hữu cơ như phân, chất thải, do đó các chất sát trùng sẽ không thể ngấm vào bên trong chất bẩn với một nồng độ đủ cao để có thể diệt được mầm bệnh và nhiều chất sát trùng có thể bị vô hiệu hóa bởi các chất hữu cơ như gỗ hay phân.

Do đó, với các vật dụng (ví dụ như phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chăn nuôi) phải vào (hoặc ra) trang trại cần được làm sạch triệt để để loại bỏ những vết bẩn nhìn thấy được - hầu hết mầm bệnh nhiễm trên bề mặt các vật dụng là từ phân hoặc từ chất thải .Việc cọ rửa như vậy sẽ làm sạch hầu hết những mầm bệnh lây nhiễm.

Vì vậy việc sát trùng chỉ hiệu quả khi vật dụng đã được vệ sinh, làm sạch và thời gian tiếp xúc với hóa chất đủ lâu (ví dụ khử trùng qua đêm).

Bước này trong thực tế  thường khó thực hiện đúng do đó là bước kém hiệu quả nhất và là bước cuối cùng trong ATSH, được áp dụng sau khi đã làm vệ sinh cẩn thận bề mặt vật dụng.

Tại sao cần áp dụng các biện pháp ATSH trong chăn nuôi gia cầm?

  • Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm hàng hóa phát triển mạnh ở Việt Nam, do đó mật độ gia cầm tăng cao ở các vùng chăn nuôi nuôi thâm canh dẫn đến nhiều bệnh truyền nhiễm trở nên trầm trọng hơn (Cúm gia cầm, Niu-cát –xơn, Gum-bo-ro, Hen gà, Bạch lỵ, ký sinh trùng đường máu,...)
  • Một số bệnh của gia cầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã bùng phát và lây nhiễm (Cúm gia cầm, bệnh Bạch lỵ)
  •  Vận chuyển và buôn bán gia cầm gia tăng trong khi khả năng kiểm soát dịch bệnh chưa đáp ứng được làm tăng khả năng lây nhiễm.
  •  Người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn về sản phẩm gia cầm chất lượng và an toàn.

Các biện pháp ATSH là công cụ đắc lực để tránh được các rủi ro về bệnh dịch cho gia cầm, tăng hiệu quả sản xuất chăn nuôi và hướng đến an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Áp dụng các biện pháp ATSH cho chăn nuôi gia cầm có lợi gì?

  • Giữ cho gia cầm khỏe mạnh và có năng suất cao.
  • Giảm chi phí thuốc thú y, tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi.
  • Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm gia cầm có chất lượng cao hơn.

Nguồn: Mard.gov.vn

 

 

Tin tức khác

Bản tin hàng tháng

XUÂN NHƯ Ý CÙNG ANOVA FEED
XUÂN NHƯ Ý CÙNG ANOVA FEED | DOWNLOAD
CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN GIÁP THÌN
CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN GIÁP THÌN | DOWNLOAD
SUPER A PRO - SẢN PHẨM TẬP ĂN CHẤT LƯỢNG CHO HEO CON
SUPER A PRO - SẢN PHẨM TẬP ĂN CHẤT LƯỢNG CHO HEO CON | DOWNLOAD
CÁM ĐẦY KHO - XUÂN ẤM NO
CÁM ĐẦY KHO - XUÂN ẤM NO | DOWNLOAD
KHÁCH HÀNG NÓI VỀ ANOVA FEED
KHÁCH HÀNG NÓI VỀ ANOVA FEED | DOWNLOAD