English

Câu hỏi thường gặp

Trại đang xây thêm chuồng heo thịt, có người khuyên nên xây hồ nước bên trong chuồng để heo đi phân xuống. Xin hỏi có cần thiết xây không và diện tích hồ nước bao nhiêu là phù hợp?

Việc xây hồ nước bên trong chuồng heo thịt về cơ bản có 2 mục đích (1) giúp heo giải nhiệt khi thời tiết quá nóng, (2) làm chỗ đi vệ sinh cho heo giúp cho nền chuồng sạch hơn và việc dọn dẹp chuồng thuận lợi hơn. Vì vậy, tùy theo thiết kế kiểu chuồng kín (chuồng lạnh) hay hở, thiết kế dạng nền chuồng có khe hay không có khe cho phân và nước tiểu thoát đi, dạng sàng hay dạng nền, quy mô chuồng, khu vực địa lý... mà xem xét xây hồ nước bên trong chuồng theo thịt. Thông thường việc xây hồ nước bên trong chuồng heo thịt chỉ áp dụng ở chuồng dạng nền không có khe cho phân và nước tiểu thoát đi, và những chuồng hở vì không kiểm soát được nhiệt độ khi thời tiết quá nóng. Đối với chuồng kín (chuồng lạnh), việc xây dựng hồ nước bên trong chuồng heo thịt phục vụ chính cho mục đích làm chỗ đi vệ sinh cho heo. 

Nếu quy trình kỹ thuật chăm sóc và thiết kế nền chuồng đảm bảo cho việc đi vệ sinh tập trung của heo thì ở kiểu chuồng kín (chuồng lạnh) không cần xây hồ nước bên trong chuồng heo thịt vì có thể làm gia tăng độ ẩm trong chuồng, ở giai đoạn heo còn nhỏ sẽ dễ bị lạnh hơn, ảnh hưởng đến bệnh lý tiêu chảy và hô hấp, nhất là lúc thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ bên ngoài thấp... Các trại thường xây hồ nước bên trong chuồng heo thịt dọc theo chiều ngang, và ở cuối cùng của chuồng, dạng âm xuống khoảng 15cm so với nền chuồng, bề rộng khoảng 1,0 m . Lưu ý khi xây hồ nước bên trong cuồng heo thịt cần có độ dốc như nền chuồng, làm lỗ thoát nước - phân đủ rộng để dễ dàng làm vệ sinh , và mỗi ngày phải dọn sạch hồ nước ít nhất 2 lần. Vào những lúc thời tiết mưa lạnh nên giữ hồ nước khô để tránh heo bị ướt, lạnh, dễ bị bệnh. Trong trường hợp heo bị tiêu chảy phân xám (Lawsonia intracellularis) hoặc hồng lỵ (Branchspira hyodysenteria) cũng nên giữ hồ nước khô để giảm chấtchứa và lây nhiễm mềm bệnh. 


Kính chúc sức khỏe và an lành

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo

Thời gian gần đây, trời rét và nồm ẩm . Trong trại độ ẩm lên cao nhưng nếu bật quạt thì nhiệt độ sẽ xuống thấp , buổi sáng do hạn kín bạt nên khi vào bên trong trại bị cay mắt . Xin hỏi phải xử lý như thế nào?
Theo mô tả của trại dễ dàng nhận thấy nguyên nhân là do thông thoáng khí kém . Để khắc phục tình trạng này , trước hết trại xem lại thiết kế bạt che sao cho có thể giữ ấm cho heo, tránh gió lùa và vẫn có thể thông thoáng khí. Thiết kế bạt phù hợp nên là dạng kéo bạt che từ dưới lên, Trại hoàn toàn chủ động để khoảng trống ở phía trên chuồng rộng hay hẹp, tùy theo nhiệt độ và sự thông thoáng cảu chuồng mà không sợ gió lùa trực tiếp vào vị trí heo nằm . Với thiết kế bạt che nói trên, nhưng nếu thời tiết quá lạnh . Trại vẫn để khoảng trống đủ để thông thoáng khí và tăng thêm đèn sưởi cho heo. Nếu thiết kế bạt của trại là theo kiểu từ trên thả xuống bà không kịp thay đổi, trại có thể hạ thấp vị trí gắn bạt ở phía trên , chừa thêm khoảng không gian sát nóc chuồng để không khí có thể lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, Trại cũng cần bật quạt với tốc độ thấp vừa phải để không khí có thể lưu thông dễ dàng hơn. 

Kính chúc sức khỏe và an lành.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo

 

Heo thịt bị nổi mẩn đỏ toàn thân, không sốt , không bỏ ăn Trại nghi bị muỗi đốt , xin hỏi có cần phải điều trị gì không ?
Theo mô tả của trại, nhiều khả năng heo bị hội chứng Viêm da - Viêm Thận do PCV2 . Trại nên xem lại quy trình vaccine phòng bệnh PCV2, điều kiện tiểu khí hậu chuồng, khô ráo và thông thoáng khí tốt. Do heo không sốt , không bỏ ăn, Trại không cần phải điều trị. Chỉ cần đảm bảo tốt tiểu khí hậu chuồng nuôi, vệ sinh - tiêu độc, mật độ nuôi không quá dày, heo sẽ khỏi bệnh. Trong trường hợp cần thiết có thể tiêm kháng viêm cho heo , nếu các mẫn đỏ có biểu hiện chảy dịch , 

Trại có thể tiêm kháng sinh nhóm Tetracycline, amoxicilline, penicillin + streptomycine cho heo để phòng bội nhiễm vi khuẩn trên da với liệu trình 5-7 ngày. 

Nếu trại nghi nghờ bị muỗi đốt (tại Trại có nhiều muỗi) Trại chỉ cần áp dụng các biện pháp chống muỗi ,có thể dùng thuốc diệt , đuổi muỗi. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc an toàn cho heo. 
Kính chúc sức khỏe và an lành

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo

Heo con mới sinh khoảng 9-10 ngày tuổi, khoảng 2 con trông đàn 12 con bị các vết mẩn màu nâu ở đầu, đầu đối sau tiết ra dịch nhờn đóng khô bám trên da. Heo con không sốt, bú bình thường. Xin hỏi cách phòng ngừa và điều trị?
Theo như mô tả của Trại, chúng tôi cho rằng heo trại bị bệnh Viêm da tiết dịch do vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây ra. Vi khuẩn hiện diện thường xuyên trên da nên khi sức đề kháng của heo giảm, nếu có các tổn thương trên da (trầy xước do heo cắn nhau, do sàn hoặc nền chuồng) vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh. 

Bệnh thường xuất hiện ở heo giai đoạn khoảng 2 tuần tuổi đến sau cai sữa, hoặc có thể sớm hơn tùy theo sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ như: Miễn dịch mẹ truyền kém, heo con dinh dưỡng không đủ (tập ăn không tốt), chuồng trại kém vệ sinh, ẩm ướt, thông thoáng kém, thiếu ánh sáng,... 

Để phòng ngừa bệnh, Trại cần đánh giá và khắc phục các yếu tố nguy cơ nêu trên. Heo bệnh có thể được điều trị bằng cách tiêm kháng sinh tác động kéo dài cho heo (nhóm tetracyline, amoxicilline, penicillin +streptomycine, norfloxacine) 3 mũi mỗi mũi cách nhau 1 ngày. Ngoài ra, cần kết hợp tắm heo bằng dung dịch sát trùng, 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần. Chú ý giữ heo và chuồng được khô, sạch. 
Kính chúc sức khỏe và an lành. 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo

Heo thịt 60kg không sốt, phần khớp chân sau sưng to như quả trứng gà so. Sờ vào thấy mềm và nóng, heo đi lại khó khăn. Những heo như thế phải điều trị như thế nào?
Thông thường khi heo đã bị viêm sưng khớp thì sẽ không thể điều trị khỏi được nữa. Theo mô tả của Trại, heo của Trại đã 60kg, theo tôi nên bán sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế

Kính chúc sức khỏe và an lành. 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 

Theo Thông tin chăn nuôi Heo

 

Nái lứa 3 đẻ 12 con bình thường, không sốt. Nhưng ăn kém, ít sữa không cho con bú. Xin hỏi phải điều trị ra sao.
Để nái nuôi con tiết sữa nhiều cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Nái không được cho ăn quá nhiều, nái quá mập ở giai đoạn mang thai 
(2) Nái không được quá ốm sau giai đoạn nuôi con lứa trước 
(3) Nhiệt độ chuồng nuôi mát 
(4) Nước uống nái mát, sạch và đủ 
(5) Nái không bị bệnh nhiễm trùng...

Nếu heo nái của trại bình thường, không sốt, ăn kém ở giai đoạn nuôi con có thể là do nái đã được cho ăn quá nhiều, ở giai đoạn mang thai, nái quá mập, nhiệt độ chuồng nuôi cao

Trại cần kiểm tra lại các yếu tố liên quan đẻ khắc phục. Trại có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp nái ăn nhiều hơn, chia nhỏ khẩu phần, tăng số lần cho ăn, thực hiện xoa bóp đầu vú nái kết hợp chích oxytocin để kích nái tiết sữa...

Kính chúc sức khỏe và an lành.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo 

 

Xin hỏi heo con mới cai sữa thì cho ăn dạng khô hay dạng lỏng như cháo sẽ tốt hơn? Cám cho heo mới cái sữa có phải bổ sung gì thêm không
Heo mới cai sữa thường sẽ giảm ăn và uống nước nhiều hơn, do vậy nếu cho heo sau cai sữa ăn thức ăn dạng lỏng như cháo chúng sẽ ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều mà không tiêu hóa đực tốt sẽ càng dễ dẫn đến các bệnh lý tiêu chảy hoặc phù đầu do E.coli sau cai sữa. Vì vậy, điều quan trọng khi cung cấp thức ăn cho heo sau cai sữa không phải là thức ăn dạng khô hay dạng lỏng mà quan trọng là thức ăn đó có phù hợp với khả năng tiêu hóa của heo sau cai sữa hay không. Heo con mới cai sữa có hệ tiêu hóa chưa ổn định, vì thế dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu thức ăn dành cho heo không phù hợp. Sau cai sữa, chiều cao của vi nhung mao đường ruột heo sẽ giảm, khiến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn ở heo sau cai sữa sẽ kém. 

Heo cai sữa cần tối thiếu 7 ngày để hệ thống vi nhung mao đường ruột phục hồi và có thể tiêu hóa tốt thức ăn mới. Vì vậy, để giảm thiểu rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy ở heo sau cai sữa cần phải tập cho heo theo mẹ quen dần với thức ăn giống với thức ăn sau cai sữa. Độ tuổi tập ăn heo con theo mẹ với thức ăn tổng hợp từ khoảng 5-7 ngày tuổi. Khi tập ăn cần lưu ý cho heo quen dần và hỗ trợ cho heo tiêu hóa được tốt thức ăn tập ăn (bổ sung enzyme , probiotic cho heo con theo mẹ) để tránh heo con bị tiêu chảy. Sau cai sữa cần áp dụng chế độ chuyển đổi thức ăn cho heo con trong vòng 1 tuần theo tỷ lệ cám tập ăn và cám sau cai sữa như sau: 100-0, 75-25, 50-50, 25-75, 0-100% để đường ruột của heo kịp thích nghi với sự thay đổi khẩu phần. Việc bổ sung các axit béo mạch ngắn vào trong khẩu phần heo mới cai sữa cũng có tác dụng hỗ trợ vi nhung mao ruột phát triển, giúp heo tiêu hóa tốt, giảm nguy cơ tiêu chảy. Ngoài ra, có thể bổ sung probiotic, hoặc prebiotic hay enzyme tiêu hóa trong khẩu phần heo cai sữa, trong vòng 14 ngày sau cai sữa, để giúp heo mới sau cai sữa tiêu hóa tốt hơn
Kính chúc sức khỏe , an lành và thành công

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo

Trại tôi có khoảng 60 nái. Gần đây có người giới thiệu cây phối sâu (dạng có bong bóng ở đầu). Xin hỏi với quy mô như trại tôi áp dụng có đực không, khi áp dụng cần lưu ý những vấn đề gì?
Việc phối giống cho nái bằng kỹ thuật gì không liên quan tới quy mô đàn nái mà tùy thuộc mục tiêu của trại và trình độ kỹ thuật của nhân viên. Vì vậy, nếu muốn trại hoàn toàn có thể áp dụng kỹ thuật phối sâu với đàn nái của trại. 

Điều cần lưu ý đó là có sự khác biệt nhỏ về mặt kỹ thuật khi phối. Trong kỹ thuật phối sâu không nên sử dụng heo nọc thí tình hoặc các biện pháp kích thích nái. Ngoài ra, trong kỹ thuật phối sâu, một liều tinh sử dụng phối cho nái chỉ cần 50ml với tổng lượng tinh trùng vào khoảng 1,5 x 10 mũ 9 tinh trùng trong 50ml tinh 
Kính chúc sức khỏe , an lành và thành công

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo

Nái trại bình thường thỉnh thoảng đang đẻ khoảng 2-3 con thì nằm thở dốc, không rặn, xử lý chậm heo con chết ngạt. Nhờ tư vấn cách xử lý trường hợp này.
Theo như mô tả của Trại, cho thấy nái không đủ sức khỏe để rặn đẻ, thường xảy ra ở nái già, nái kém dinh dưỡng…trong trường hợp này Trại có thể tiêm oxytocin cho nái để hỗ trợ nái đẻ với liều 10-20 UI/nái/lần, tối đa 3 lần cách nhau khoảng 1 tiếng, đồng thời kết hợp tiêm cho nái 20ml dung dịch gluconat canxi 10%. 

Quan sát nếu nái vẫn không thể rặn đẻ, heo con không được đẻ ra khoảng 15-20p thì nên can thiệp móc lấy thai. Chú ý vệ sinh tiêu độc tay cẩn thận , và bảo vệ lây nhiễm trước , trong và sau khi thực hiện thao tác này.

Cần lưu ý, tùy theo nái nằm chiều nào mà đưa tay móc phù hợp. Nếu nái nằm bên trái sử dụng tay trái và nếu nái nằm bên phải sửa dụng tay phải . Khi thấy nái dùng sức phần đuôi, đuôi lắc qua trái phải, cần thực hiện mat-xa vú nái hoặc tạo áp lực lên phần bụng để hỗ trợ heo đẻ. Sau khi hỗ trợ nái đẻ cần tiêm cho kháng sinh liều kéo dài và kháng viêm phòng ngừa viêm tử cung , truyền dịch glucose cho nái . Thực hiện rửa tử cung trong vòng 2 tiếng sau sinh bằng dung dịch nước muối sinh lý 

Kính chúc sức khỏe và an lành. 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 

Theo Thông tin chăn nuôi Heo

Nái mới đẻ ra bị sốt và mất sữa xin hỏi phải xử lý như thế nào?
Theo mô tả của trại thì có thể nái bị viêm vú, tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của Hội chứng: Viêm tử cung - viêm vú - mất sữa" hay còn gọi là triệu chứng MMA, thường bắt đầu từ tình trạng viêm nhiễm tử cung sau khi nái sinh, do quá trình can thiệp, hỗ trợ nái khi sinh không phù hợp (can thiệp khi heo đẻ khó, sót nhau, vệ sinh tử cung nái sau khi nái sinh...) hoặc có thể bị các bệnh truyền nhiễm khác . Để xử lý tình trạng sốt, bỏ ăn do viêm vú, trại có thể xử lý như sau: 

Điều trị: Để giúp giảm tình trạng vú bị sưng, viêm hãy dùng nước đá rửa và chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng đau, sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày để vú mềm dần, kết hợp chích gluconat canxin 10% với liều 20ml/con kết hợp tiêm oxytocin 10-20 UI/nái/ngày để kích thích cơ vú co bóp, tiết sữa, chích kháng viêm, vitamin C, B. Để điều trị nhiễm trùng có thể chích cho nái kháng sinh như amoxycilin, oxytetracylin, ceftiofur, norfloxacin.. và kháng viêm như ketoprofen hay meloxicam ...trong vòng 2-3 ngày, sau đó bổ sung kháng sinh với liều điều trị vào nước uống hoặc thức ăn cho nái trong vòng 5 ngày để điều trị hoặc phòng ngừa biến chứng viêm tử cung. 

Phòng ngừa: 
-Heo nái ngay sau khi đẻ xong, tiêm oxytoxin với liều 10-20 UI/con, kết hợp tiêm gluconat canxi 10% với liều 20ml/con để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra, phòng ngừa sót nhau. Sau khi nhau ra bơm rửa tử cung bằng thuốc sát trùng phù hợp như dung dịch Chloramin 4 phần ngàn hoặc chlorhexidin 2 phần ngàn hoặc dung dịch nước muối sinh lý, ngày rửa 1-2 lần , mỗi lần 2-4 lít nước, rửa liên tục 3-4 ngày. Cần hạn chế hết mức có thể việc can thiệp móc lấy thai. Nếu bắc buộc can thiệp móc lấy thai cần thực hiện các thao tác vệ sinh, sát trùng tay cẩn thận trước khi can thiệp. Khi thụt rửa tử cung cần thực hiện bơm dung dịch rửa một cách nhẹ nhàng , bơm dịch từ ngoài vào trong tử cung không được pha quá nồng độ thuốc sát trùng. Sau khi nái sinh xong, tiêm ngay cho nái kháng sinh nhóm fluoroquinolone, tetracycline hoặc cephalosporin thế hệ thứ ba kết hợp kháng viêm (ketoprofen, meloxicam) cho nái trong vòng 3 ngày để giảm đau và phòng ngừa viêm nhiễm tử cung nái sau khi sinh 
Trại cần chú ý quản lý dinh dưỡng cho nái sao cho nái có điểm thể trạng khi mang thai ở mức điểm 3-3.5 trong thang 5 điểm 

Đối với heo con, xử lý tùy theo các tình huống dưới đây:
 - Có nhiều nái cùng đẻ trong khoảng thời gian không quá 24 giờ nới nái bị viêm nhiễm mất sữa: 
Cho heo con bú sữa đầu của heo nái sinh cùng đợt  (không quá 24 giờ sinh) sau đó chia heo con sơ sinh ra ghép với các nái khác , nái vú nuôi (nái có khả năng nuôi con tốt, tiết sữa nhiều, đã đến tuổi có thể cai sữa). Chú ý phải ghép khi heo con chưa quá 24 giờ tuổi
Không có nái cùng đẻ trong khoảng thời gian nái bị viêm nhiễm mất sữa, nhưng có nái vú nuôi heo con sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh:
Ngày đầu tiên, cho heo con bú sữa đầu thương phẩm, mỗi 2 giờ cho heo con bú 20-30ml cho đến khi heo có thể tự di chuyển. Ngoài ra tiêm xoang bụng cho heo con 10ml dung dịch glucose 20% để cấp năng lượng cho heo sưởi ấm. Sau đó chuyển qua nái vú nuôi nuôi tiếp
Không có nái cùng để trong khoảng thời gian nái bị viêm nhiễm mất sữa, và không có nái vú nuôi:
Ngày đầu tiên, cho heo con bú sữa đầu, thương phẩm, mỗi hai giờ cho heo con bú 20-30ml cho tới khi heo có thể tự di chuyển.Ngoài ra tiêm xoang bụng cho heo con 10ml dung dịch glucose 20% để cấp năng lượng cho heo sưởi ấm. Từ ngày thứ hai , cho từng heo con uống sữa thay thế dành riêng cho heo con mất mẹ theo chỉ dẫn của nhà cung cấp sản phẩm . Thông thường cho heo bú khoảng 40-50ml/ lần, tăng dần đến 80-100ml/ lần , mỗi ngày cho uống 4-6 lần. Cần lưu ý đảm bảo ủ ẩm cho heo nếu không heo sẽ mất nhiệt, tiêu chảy. Nhiệt độ chuồng ủ ấm cho heo con trong khoảng 40 độ C ở ngày đầu tiên, giảm dần mỗi ngày 1 độ đến khoảng 30 độ C ở ngày thứ 10. Để phòng ngừa nhiễm trùng do thiếu miễn dịch từ mẹ truyền con cí thể cho heo con uống các chết phẩm kháng thể lòng đỏ trứng , tiêm cho heo 2 liều kháng sinh tác động kéo dài. Theo dõi thể trạng heo, sau 7-10 ngày nếu heo phát triển tốt , đạt trọng lượng khoảng 3kg, thì tiến hành tập ăn cho heo con. Chú ý, khi ghép heo con nếu nái cắn con thì có thể tiêm thuốc an thần cho nái. 

Kính chúc sức khỏe và an lành. 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y . Đại học Nông lâm TP.HCM 
Theo Thông tin chăn nuôi Heo

Đặt câu hỏi