English

Câu hỏi thường gặp

Lợn 15 - 20kg, bị liệt chân, mắt sưng, và chết dần, đã bị 1 tuần nay và có lây lan cho những con khác, vậy nguyên nhân và cách khắc phục là gì?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

- Để chẩn đoán bệnh rõ ràng hơn bạn cần cho biết thêm tỉ lệ bệnh, tốc độ lây lan, biểu hiện đàn trước khi có triệu chứng, tỉ lệ chết và sử dụng thuốc điều trị như thế nào?
- Để chẩn đoán bệnh rõ ràng hơn bạn cần cho biết thêm tỉ lệ bệnh, tốc độ lây lan, biểu hiện đàn trước khi có triệu chứng, tỉ lệ chết và sử dụng thuốc điều trị như thế nào?

 - Với các triệu chứng mà bạn đã mô tả thì chúng tôi có thể liệt kê một số bệnh có triệu chứng tương tự như:

1. Khả năng lợn có thể bị nhiễm E.coli phù đầu do vi khuẩn E.coli dung huyết gây ra.

- Nguyên nhân: do các nguyên nhân bên ngoài tác động dẫn đến stress lợn như: Tiêm chủng vắc xin, vận chuyển mua bán lợn con, chu chuyển đàn, thay đổi thức ăn đột ngột, thay đổi thời tiết lợn bị stress lạnh/nóng dẫn đế giảm nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho E.coli gây bệnh.

 - Phòng và điều trị:

+ Để hạn chế thiệt hại bạn nên cắt cám toàn bầy một ngày, pha điện giải và men vi sinh cho uống.

+ Qua ngày thứ 2 có thể bổ sung liều kháng sinh kiềm khuẩn nhẹ như Haquinol,... đồng thời cho ăn hạn chế đối với các bầy khỏe mạnh.

+ Sau đó, bạn tiếp tục cho uống điện giải và men vi sinh, duy trì liệu trình đến khi thấy lợn ổn định và khỏe mạnh rồi mới tăng dần khẩu phần cho lợn ăn bình thường.

2. Bệnh do liên cầu khuẩn, Streptococcus, lợn sẽ có thêm các biểu hiện sốt, viêm khớp.

 - Phòng và điều trị:

+ Dùng Kháng sinh Amox hoặc Tylo - Dox để xử lí trộn vào thức ăn, kết hợp pha thuốc hạ sốt Para C cho uống toàn bầy. 

+ Để phòng ngừa bệnh này, khi mới nhập lợn bạn nên trộn kháng sinh Amox và chích mỗi con 1 mũi kháng sinh phổ rộng. 

3. Trường hợp lợn bị lây lan nhanh, có xuất huyết các vùng da mỏng, sốt có khả năng nhiễm một số bệnh do virus như tai xanh hoặc Circo. 

 - Phòng và điều trị:

+ Trong trường hợp này phải bổ sung vitamnin kết hợp pha thuốc hạ sốt cho bầy lợn uống 2-3 lần/ngày. 

+ Trộn kháng sinh phổ rộng ( Flo-Doxy, Tylan 40Sulfa G, Amox -Tilmicosin,....) để ngừa phụ nhiễm. 

+ Đối với lợn yếu phải pha thuốc đổ cho uống và cho uống cám lỏng 3-5 lần/ngày, kết hợp chích kháng sinh có tác động kéo dài.

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!


 

 

Dung dịch bôi trơn dùng để thụ tinh heo nái là loại nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hiện tại trên thị trường có nhiều dạng dung dịch bôi trơn (gel phối giống) dùng cho việc thụ tinh trên nái.
Bạn chỉ cần liên hệ các cửa hàng thuốc thú y hỏi về gel phối giống hoặc gel vaseline để mua nhé.

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!

Heo tôi đang mang thai, làm thế nào để nhận biết được heo nái sắp sinh để tôi chuẩn bị trước?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Heo nái sắp sinh có những biểu hiện sau:

- Heo bồn chồn, cắn phá chuồng.

- Ăn ít hoặc bỏ ăn.

- Vú ấm lên và sậm màu, khi vuốt vào sữa bắn thành tia thì khoảng 2h sau nái sinh.

- Khi thấy nước nhờn và phân xu chảy ra từ âm hộ thì khoảng nữa giờ sau nái sẽ sinh.

- Nếu nái nằm nghiêng, có từng cơn rặn dài, ngoắt đuôi liên tục thì chỉ vài phút là heo con đầu tiên được sinh ra.

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!

Tôi mới nhập gà về, nuôi được 1 tháng thì chúng có hiện tượng cắn mổ lần nhau, tôi phải làm gì?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Gà cắn mổ nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1. Mật độ nuôi: do nuôi ở mật độ lớn nhưng diện tích hẹp, gà không có đủ không gian vận động nên xảy ra tình trạng cắn mổ nhau.

2. Quá nóng: gà rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, khi không khí quá nóng sẽ gây ra tình trạng cắn mổ lẫn nhau.

3. Ánh sáng: ánh sáng quá mạnh và kéo dài kích thích hiện tượng cắn mổ ở gia cầm.

4. Thiếu máng ăn, máng uống: máng ăn và máng uống không đủ hoặc bố trí không hợp lý.

5. Mất cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày (thiếu khoáng, vitamin…).

6. Nuôi lẫn lộn gà ở những độ tuổi khác nhau hoặc trong bầy có những con bị què, tàn tật.

Để giảm hiện tượng cắn mổ nhau nên thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để có biện pháp xử lý kịp thời, nhốt riêng những con bị cắn để hạn chế gà cắn mổ nhau.

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!

Ví dụ tôi dùng vắc-xin cho heo kẹp 3 bệnh là: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Cùng lúc đó, tôi tiêm thêm cả mũi sưng phu đầu có được không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Về nguyên lí sử dụng vắc-xin thì không nên tiêm nhiều liều vắc-xin cùng một lúc, vì một lúc cơ thể phải đáp ứng nhiều kháng nguyên thì đáp ứng miễn dịch sẽ không cao.

Nên tách chích vắc-xin cách nhau ít nhất 7 ngày sẽ hiệu quả hơn.

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!

Tôi có nuôi 1 chuồng heo thịt 20 con, đến mùa mưa thì heo bị muỗi chích rất nhiều, có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

- Để hạn chế ruồi, muỗi, chuột…xâm nhập vào trại bạn có thể dùng biện pháp "mắc màn cho heo xung quanh ô chuồng nuôi". Cách làm này tương đối đơn giản và không quá tốn kém có thể áp dụng ở trại nuôi nhỏ lẻ hoặc trang trại.

- Màn dùng cho heo bạn có thể dùng lưới chăn nuôi hoặc màn dùng trong gia đình.

- Bên cạnh đó, biện pháp "mắc màn cho heo" còn giúp hạn chế được các bệnh truyền nhiễm lây lan qua các loài côn trùng.

- Ngoài ra bạn có thể dùng biện pháp xông khói bằng các nguyên liệu tự nhiên như vỏ bưởi, lá sả…

- Có thể mua Map Permethrine để phun vào tường và lưới che 1 tuần /1 lần cho khu chuồng nuôi.

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!

Gà nhà tôi gần xuất chuồng nhưng chúng lại cắn lần nhau, lái tới ép giá vì gà không đẹp, tôi phải làm sao để gà không cắn nhau khi gần xuất chuồng?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Gà cắn mổ nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
1. Mật độ nuôi: do nuôi ở mật độ lớn nhưng diện tích hẹp, gà không có đủ không gian vận động nên xảy ra tình trạng cắn mổ nhau.
2. Quá nóng: gà rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, khi không khí quá nóng sẽ gây ra tình trạng cắn mổ lẫn nhau.
3. Ánh sáng: ánh sáng quá mạnh và kéo dài kích thích hiện tượng cắn mổ ở gia cầm.
4. Thiếu máng ăn, máng uống: máng ăn và máng uống không đủ hoặc bố trí không hợp lý.
5. Mất cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày (thiếu khoáng, vitamin…)
6. Nuôi lẫn lộn gà ở những độ tuổi khác nhau hoặc trong bầy có những con bị què, tàn tật.
Để giảm hiện tượng cắn mổ nhau nên thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để có biện pháp xử lý kịp thời, nhốt riêng những con bị cắn để hạn chế gà cắn mổ nhau.

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!

Lợn 15 - 20kg, bị liệt chân, mắt sưng, và chết dần, đã bị 1 tuần nay và có lây lan cho những con khác, vậy nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng Anova Feed, Anova xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

  • Để chẩn đoán bệnh rõ ràng hơn bạn cần cho biết thêm tỉ lệ bệnh, tốc độ lây lan, biểu hiện đàn trước khi có triệu chứng, tỉ lệ chết và sử dụng thuốc điều trị như thế nào?
  • Với các triệu chứng mà bạn đã mô tả thì chúng tôi có thể liệt kê một số bệnh có triệu chứng tương tự như:

1. Khả năng heo có thể bị nhiễm E.coli phù đầu do vi khuẩn E.coli dung huyết gây ra.

- Nguyên nhân: do các nguyên nhân bên ngoài tác động dẫn đến stress heo như: Tiêm chủng vắc xin, vận chuyển mua bán heo con, chu chuyển đàn, thay đổi thức ăn đột ngột, thay đổi thời tiết heo bị stress lạnh/nóng dẫn đế giảm nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho E.coli gây bệnh.


 - Phòng và điều trị:

+ Để hạn chế thiệt hại bạn nên cắt cám toàn bầy một ngày, pha điện giải và men vi sinh cho uống.
+ Qua ngày thứ 2 có thể bổ sung liều kháng sinh kiềm khuẩn nhẹ như Haquinol... đồng thời cho ăn hạn chế đối với các bầy khỏe mạnh.
+ Sau đó, bạn tiếp tục cho uống điện giải và men vi sinh, duy trì liệu trình đến khi thấy heo ổn định và khỏe mạnh rồi mới tăng dần khẩu phần cho heo ăn bình thường.

2. Bệnh do liên cầu khuẩn, Streptococcus, heo sẽ có thêm các biểu hiện sốt, viêm khớp.

- Phòng và điều trị:

+ Dùng Kháng sinh Amox hoặc Tylo - Dox để xử lí trộn vào thức ăn, kết hợp pha thuốc hạ sốt Para C cho uống toàn bầ

+ Để phòng ngừa bệnh này, khi mới nhập heo bạn nên trộn kháng sinh Amox và chích mỗi con 1 mũi kháng sinh phổ rộn
3. Trường hợp heo bị lây lan nhanh, có xuất huyết các vùng da mỏng, sốt có khả năng nhiễm một số bệnh do virus như tai xanh hoặc Circo. 

- Phòng và điều trị:

+ Trong trường hợp này phải bổ sung vitamnin kết hợp pha thuốc hạ sốt cho bầy lợn uống 2 - 3 lần/ngày.

+ Trộn kháng sinh phổ rộng ( Flo-Doxy, Tylan 40Sulfa G, Amox -Tilmicosin,....) để ngừa phụ nhiễm.

+ Đối với heo yếu phải pha thuốc đổ cho uống và cho uống cám lỏng 3 - 5 lần/ngày, kết hợp chích kháng sinh có tác động kéo dài.

 

Chúc bạn thành công cùng Anova Feed!



Khắc phục bệnh sưng khớp chân ở vịt
 
  • Vịt đẻ cần nhu cầu khoáng rất cao, đặc biệt là canxi, nếu khẩu phần ăn trong giai đoạn này thiếu canxi cũng gây nên sưng khớp, đi lại khó khăn. Do đó người nuôi cần kiểm tra lại khẩu phần ăn và bổ sung khoáng cho đàn vịt.
  • Có thể vịt bị viêm khớp mãn tính: Nên điều trị bằng cách tiêm Penicillin, Lincomicin, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho vịt.
  • Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, giúp vịt nhanh hồi phục.

Nguồn:nhachannuoi.vn

Vì sao có hiện tượng gà nuôi nhốt hay mổ cắn nhau?

Bệnh gà cắn mổ nhau là một dạng bệnh thần kinh ở gà, chúng thường xuất hiện khi môi trường sống chật trội, bức bối, gà bị căng thằng, kích thích chúng cắn mổ nhau, máu chảy ra càng làm tăng sự kích thích của chúng, nếu không cách ly kịp thời có thể dẫn đến cả đàn gà cắn mổ nhau gây thiệt hại lớn.\

Gà nuôi nhốt hay có hiện tượng mổ cắn nhau là do:

  • Thiếu đạm hoặc mất cân đối trong khẩu phần ăn, thiếu vitamin, thiếu khoáng.
  • Mật độ nuôi quá dầy, ánh sáng thừa, nhiệt độ và độ ẩm cao gây tình trạng stress cho gà.
  • Gà bị quá đói hoặc quá khát.

Khắc phục:

  • Bổ sung đầy đủ thức ăn đạm, vitamin nhóm A, D, E, K và nhóm B, khoáng chất (Ca, P) cho gà, cân đối lại khẩu phần ăn cho phù hợp với nhu cầu của gà.
  • Giảm mật độ nuôi, che bớt ánh sáng, giảm nhiệt độ và độ ẩm.
  • Bổ sung thêm ngô, thóc rắc ra nền chuồng hoặc bổ sung rau xanh, thân cây chuối… cho gà.
  • Ngoài ra, có thể tiến hành cắt mỏ gà ở 7-10 ngày tuổi ở gà thịt, 7-8 tuần tuổi ở gà hậu bị đẻ trứng. Biện pháp đeo kính cho gà cũng là một biện pháp hay để giúp gà không mổ cắn nhau.
Nguồn: nhachannuoi.vn

 

Đặt câu hỏi